Đối với nhiều người, làm việc trong môi trường văn phòng mà bị mất thính lực có thể sẽ rất khó khăn. Không gian văn phòng rộng mở, phòng họp với những người nói chuyện với nhau và các cuộc hội thảo qua điện thoại có thể khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn.
Nhưng có nhiều cách để làm việc trong văn phòng dễ dàng hơn dù bị mất thính lực . Dưới đây là 4 lời khuyên để làm việc trong văn phòng nếu bạn bị mất thính lực:
- Tìm đúng bàn làm việc
Tìm bàn làm việc phù hợp rất quan trọng để đảm bảo môi trường làm việc thành công cho những người khiếm thính.
Nhân viên văn phòng bị mất thính lực thường sẽ dành thời gian một chút để thử nghiệm và kiểm tra trước khi tìm vị trí tốt nhất cho bàn làm việc của họ trong phòng. Lý tưởng nhất là họ không muốn ở quá gần các khu vực đi bộ, máy pha cà phê, góc uống nước, v.v. Quá nhiều tiếng ồn xung quanh có thể tàn phá máy trợ thính, khiến chúng trở nên vô dụng. Cố gắng tìm một bàn làm việc trong khu vực nhiều ánh sáng cũng rất quan trọng. Việc thiếu ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ hoặc ánh sáng nhân tạo có thể gây khó khăn cho việc đọc môi.
Đối với người nghe bình thường, việc chọn lựa bàn làm việc trống ngẫu nhiên là một ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, đối với bất kỳ ai bị mất thính lực, điều này có thể dẫn đến nhiều thử thách.
- Tránh những phòng ồn ào
Một thiết bị trợ thính với chức năng làm giảm tiếng ồn nền chung quanh là một chức năng cực kỳ quan trọng và cần thiết cho người khiếm thính khi làm việc ở văn phòng. Với văn phòng thiết kế mở, bạn có thể hỗ trợ thêm tấm chắn xunh quanh màn hình máy tính phía trước, 2 bên hông và che chúng trong một miếng vải dày sẽ làm dịu và làm giảm tiếng ồn từ các khu vực xung quanh.
- Tìm 1 nơi yên tĩnh để kết nối
Khu vực thư giãn, giải trí, với nước, trà và cà phê thường là nơi gặp gỡ thường xuyên, và được sử dụng không chính thức như một nơi để trao đổi ý tưởng và cập nhật thông tin trong văn phòng. Điều này có thể có ý nghĩa hoàn hảo đối với những người được gọi là thính giác bình thường, nhưng đối với những người bị mất thính lực, nó có thể đặc biệt khó khăn. Việc giao tiếp với các đồng nghiệp có thể dễ dàng xảy ra những sai lầm và thông tin sai lệch và những đồng nghiệp nghe được có thể dễ dàng đưa ra giả định rằng bạn đã hiểu tất cả những gì đã được thảo luận.
Thay vì một quán cà phê ồn ào hoặc không gian bếp, hãy cố gắng tìm một nơi yên tĩnh để kết nối. Có thể có một sảnh chờ với chiếc ghế dài mà bạn có thể mời đồng nghiệp bước ra ngoài trò chuyện để có không khí trong lành và không gian yên tĩnh hơn. Hãy cho mọi người biết nơi họ có thể giao tiếp tốt nhất với bạn, cho dù đó là trong phòng họp dành riêng hay trong một góc yên tĩnh.
- Cởi mở về bệnh giảm thính lực của mình
Thật ý nghĩa khi thẳng thắn và hoàn toàn trung thực về mất thính lực của chính bạn và các nhu cầu sau đó. Một trong những vấn đề lớn nhất mà chúng ta gặp phải với cộng đồng chính là sự thiếu hiểu biết chung về khiếm thính. Bởi vì mất thính giác là một khuyết tật vô hình, trừ khi nó được đưa ra ngoài nếu không nó vẫn vô hình.
Có thể dễ dàng để đổ lỗi cho người khác vì sự thiếu hiểu biết của họ. Nhưng nếu họ không hiểu vì thiếu hiểu biết và thiếu giáo dục, thì đó thực sự là lỗi của họ. Chúng ta, những người khiếm thính, có trách nhiệm giúp giáo dục người khác về cách thức và nhu cầu của chúng ta. Chỉ khi làm như vậy, chúng ta sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, có lợi cho tất cả mọi người.
Nguồn: https://www.hearinglikeme.com/working-in-an-office-with-hearing-loss/
------------------------------------------------------------------------------------------
Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn máy trợ thính phù hợp, máy trợ thính bao nhiêu tiền, hãy liên hệ với Phonak nhé!
TRUNG TÂM TRỢ THÍNH CONNECT HEARING
TT1: Phòng G01, CityView, 12 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. HCM
SĐT: 028 3827 4373
TT2: 461 Lý Thái Tổ, Quận 10, TP. HCM
SĐT: 028 3834 7878
TT3: Phòng 1004, Lầu 10, Tòa nhà báo Sài Gòn Giải Phóng, 432 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
SĐT: 028 3832 8676 - 028 3832 8677
HOTLINE 0902367071
Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/trothinhconnecthearingvietnam/