Ù tai thuộc cảm giác cơ quan (somatosensory tinnitus) là một dạng rất thông thường của ù tai, thường liên quan đến đau và các điểm kích hoạt thuộc cơ mặt (myofascial), cần có qui trình đánh giá và điều trị đặc biệt. Bệnh sử nên điều tra cơn đau ở đầu, mặt, xương sống, cổ và các vùng đai vai, trong khi kiểm tra thể chất nên đánh giá tư thế của bệnh nhân, sự hiện diện của các điểm khởi phát của cơ mặt và sự thay đổi ù tai. Vật lý trị liệu nên được tùy chỉnh theo bệnh sử và khám thể chất của bệnh nhân.
Về cơ bản có hai loại ù tai nên khuyến cáo vật lý trị liệu: ù tai thuộc cảm giác cơ quan và ù tai liên quan đến các yếu tố cảm xúc. Ù tai thuộc cảm giác cơ quan là do các rối loạn cơ xương, trong đó hội chứng đau cơ mặt là một trong những bệnh phổ biến nhất. Hội chứng này được đặc trưng bởi đau vùng và các điểm kích thích thuộc cơ mặt (myofascial trigger points = TPs), những nút nhạy cảm trong một dải cơ căng và chắc, gây ra đau tại chỗ và lan ra những vùng khác.
Trong các nghiên cứu gần đây cho thấy có mối liên quan mật thiết giữa ù tai và các điểm kích thích thuộc cơ mặt (Rocha và Sanchez, 2007, 2008, 2012). Một người bị ù tai có khả năng gần gấp năm lần có các điểm kích thích ở cơ mặt, ù tai thường thay đổi về cường độ hoặc các kiểu khi bị đè xuống. Thật thú vị khi các cơ nằm gần đầu có khả năng tạo ra sự thay đổi như vậy.
Sự liên quan giữa ù tai và đau, bất kể sự hiện diện của các điểm kích thích thuộc cơ mặt, đã được chứng minh bằng những điểm tương đồng về sinh lý bệnh học của chúng, các đặc tính định tính và các phương pháp điều trị. Bệnh nhân ù tai có khả năng bị đau nhiều gấp ba lần và sự cải thiện ù tai liên quan trực tiếp đến sự cải thiện cơn đau. Một mối liên hệ trực tiếp tương tự cũng được tìm thấy trong chứng nghiến răng, nơi những bệnh nhân có chứng đau mặt miệng có nhiều khả năng bị ù tai hơn.
ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN THÍNH GIÁC VÀ CẢM GIÁC CƠ QUAN
Sự kết hợp giữa các đường dẫn truyền thính giác và cảm giác cơ quan xảy ra do các kết nối dưới vỏ não trong nhân ốc tai. Nhân này chứa các tế bào thần kinh có tính năng đa nhiệm nhận được tín hiệu từ cả hai đường dẫn truyền thính giác và cảm giác cơ quan, nhiều tế bào thần kinh trong số tế bào thần kinh này từ hạch thuộc dây thần kinh sinh ba. Đây có thể là lý do tại sao chứng nghiến răng có thể gây ra hoặc làm thay đổi ù tai. Khoảng cách giữa các kích thích của một đường dẫn ngắn hơn dẫn đến sự tương tác giữa chúng lớn hơn (Koehler và cộng sự, 2013).
BỆNH SỬ VÀ KHÁM THỂ CHẤT
Bệnh sử và khám thể chất là cơ sở để khám phá chứng ù tai thuộc cảm giác cơ quan. Bệnh sử nên xác định xem bệnh nhân có đau không và có đau ở đầu, mặt, cổ, hoặc đai vai không. Bệnh nhân cũng nên được hỏi liệu ù tai bắt đầu trước, sau hay đồng thời với cơn đau. Điều này có thể giúp xác định liệu có một rối loạn cơ gây ra chứng ù tai không. Điều thú vị là phải điều tra liệu ù tai ở cùng bên với căng cơ, đó thường là dấu hiệu của ù tai thuộc cảm giác cơ quan.
Bệnh sử của bệnh nhân có thể cho thấy ù tai bắt đầu sau chấn thương đầu hoặc cổ, một thủ thuật nha khoa, vận động cổ hoặc các thời kỳ nghiến răng nhiều. Bệnh nhân cũng có thể cho biết ù tai thay đổi trong hoặc sau khi sử dụng máy tính (tư thế xấu), sử dụng gối nằm khác hoặc trong các giai đoạn đau dữ dội hơn.
Khám thể chất nên bắt đầu với đánh giá về tư thế đầu và chi trên. Cần phải kiểm tra sự lệch hoặc nhô ra của đầu và sự nâng lên hoặc nhô ra của vai. Khám thực thể cũng bao gồm các test điều biến được thực hiện trong một phòng cách âm, nơi bệnh nhân có thể nhận thức rõ về ù tai. Thang đánh giá từ 0 đến 10, được đánh giá trước và trong quá trình kiểm tra, giúp xác định xem cường độ ù tai có tăng lên hay giảm. Giảm cường độ ù tai trong quá trình kiểm tra dường như là một điều kiện quan trọng để biết trị liệu có kết quả.
Các điểm kích thích (TPs) được tìm ở các cơ splenius, sternocleidomastoid, trapezius, infraspinatus, masseter và cơ thái dương (temporal) của đầu và cổ. Trong khi đè lên mạch, nên hỏi bệnh nhân xem liệu ù tai có thay đổi hay không. Nhà chuyên môn nên được đào tạo đặc biệt để thực hiện kiểu đánh giá này. Ù tai thay đổi cũng có thể tìm ra qua các chuyển động tích cực giữ lâu đến 5 giây của hàm dưới (mở, đóng, nhô ra và qua bên) và của cổ (gập cổ, căng cổ, xoay vòng và nghiêng bên). Sự co lại không cân xứng của vùng đầu và vùng hàm, sự chuyển động mắt và các chuyển động mặt cũng có thể được thực hiện để phát hiện sự thay đổi. Một test nên được thực hiện với các bài tập kéo căng dài 30 giây để đánh giá sự thay đổi cường độ của ù tai. Các bài tập nên tập trung chủ yếu vào vùng cổ và vai.
Chứng nghiến răng và các rối loạn thái dương hàm khác nên được đánh giá bởi một bác sĩ tai mũi họng để nếu cần thiết, bệnh nhân có thể được gửi đến một nha sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu. Các dấu hiệu như lưỡi bị răng cưa, mòn răng và một đường alba trong niêm mạc rãnh lợi má, mở hàm hạn chế, lệch, đau cơ và tiếng kêu lép bép ở khớp cần được kiểm tra. Cuối cùng, một thính lực đồ bình thường với sự có mặt của ù tai và đau dẫn đến chẩn đoán ù tai giác quan cơ quan, một tình trạng có thể điều trị hiệu quả bằng liệu pháp vật lý.
ĐIỀU TRỊ
Một liệu pháp điều trị dựa trên bằng chứng được gọi là liệu pháp cơ mặt kích thích các điểm bây giờ đã có để điều trị ù tai (Rocha và Sanchez, 2012). Đây là một phương pháp điều trị bằng tay dựa trên áp lực kỹ thuật số đến các điểm kích thích, tiếp theo là các thao tác cơ mặt.
Châm khô (Dry needling) cũng đã được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng để điều trị ù tai để kích thích điểm, nhưng vẫn chưa có bằng chứng khoa học về hiệu quả của nó. Các phương pháp tiếp cận khác với hiệu quả đã được chứng minh đối với ù tai do cảm giác cơ quan (bất kể sự hiện diện của điểm kích thích) bao gồm liệu pháp atlas (Kaute, 1998), TENS (kích thích điện qua da) gần vùng tai, nắn xương/ xoa nắn khớp, massage và trị liệu tai. Các kỹ thuật cụ thể cho khu vực thái dương hàm cũng đã được báo cáo trong một số bài báo đã công bố.
Trong trường hợp ù tai liên quan đến các yếu tố cảm xúc, vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện tình trạng lo âu và trầm cảm bằng cách dạy bệnh nhân các kỹ thuật thở cơ hoành sâu, kỹ thuật đếm ngược, thiền, thư giãn theo tiến trình.
Bệnh nhân "điều tiết cao", tức là những người có biểu hiện tự điều tiết trong tất cả các kiểm tra về khám thực thể, cần một cách tiếp cận khác. Những bệnh nhân này trước tiên nên sử dụng thuốc trước khi được giới thiệu đến vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu nên được chỉnh theo các kết quả khám lâm sàng và các nhà vật lý trị liệu cần phải có kinh nghiệm về vấn đề này. Điều trị bệnh nhân bị ù tai do cảm giác cơ quan không giới hạn trong việc giảm đau hoặc căng cơ. Đây là những người lo lắng và nghi ngờ rất nhiều về các triệu chứng của họ và các nhà trị liệu vật lý nên được chuẩn bị để hỗ trợ họ.
Tóm lại, điều quan trọng cần lưu ý là ù tai do cảm giác cơ quan nên được giải quyết bởi nhiều chuyên ngành và sự cải thiện của nó liên quan chặt chẽ đến thời gian kéo dài của các triệu chứng. Do đó, điều cần thiết là các bác sĩ tai mũi họng đánh giá đúng loại ù tai này, chuyển bệnh nhân đến một nhà trị liệu vật lý càng sớm càng tốt. Hơn nữa, cần nhớ rằng chỉ dùng thuốc trong trường hợp ù tai do cảm giác cơ quan thì sẽ không điều trị được các nguyên nhân như rối loạn về tư thế, cột sống hoặc khớp.
Người dịch: Thầy thuốc ưu tú - Bác sĩ CK II Nguyễn Thị Bích Thủy