Nhờ các công nghệ nghe hiện đại, tương lai cho trẻ khiếm thính có thể tươi sáng hơn bao giờ hết. Danh mục máy trợ thính Sky chuyên biệt của chúng tôi đã được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu nghe của trẻ em ở mọi lứa tuổi. Trong các tình huống nghe khó hơn, như trong môi trường có tiếng ồn hoặc ở khoảng cách xa, công nghệ micro không dây như Roger™ có thể giúp cải thiện hơn nữa khả năng nghe hiểu lời nói của trẻ.
Làm thế nào để giúp trẻ khiếm thính?
Với những gia đình mong muốn con mình có thể phát triển khả năng nghe nói, thì những công nghệ hỗ trợ thính lực nên được áp dụng sớm nhất có thể ngay sau khi thực hiện chẩn đoán thính lực cho trẻ.
Bạn có thể làm gì để giúp trẻ khiếm thính?
Ngoài việc giúp trẻ lựa chọn máy trợ thính phù hợp, thì những thứ đơn giản dưới đây cũng sẽ giúp bạn trong việc tạo điều kiện để trẻ học hỏi và giao tiếp:
- Luôn bật máy trợ thính – Những trẻ đeo máy trợ thính đúng cách và liên tục (đeo ít nhất 10 tiếng mỗi ngày) sẽ có thể phát triển khả năng nói và ngôn ngữ tốt hơn
- Trò chuyện nhiều hơn – Những trẻ có cơ hội nghe nhiều ngôn ngữ nói hơn trong những năm đầu đời sẽ có nền tảng tốt hơn cho việc đến trường sau này. Hãy giúp trẻ tiếp cận với càng nhiều từ ngữ càng tốt bằng cách tạo ra một môi trường giàu ngôn ngữ bất cứ khi nào có thể (hát, nói chuyện, đọc truyện, hát ru, nghe nhạc...)
- Đọc to, rõ – Khả năng nghe, nói của con người là bản năng, nhưng khả năng đọc lại không phải. Vì thế, việc đọc to và rõ để trẻ có thể nghe được là cực kỳ quan trọng. Những cuốn truyện tranh có thể cung cấp vốn từ vựng đáng kể cho trẻ, và những trẻ nào thường xuyên được nghe kể chuyện có khả năng học được nhiều hơn gấp đôi những từ mới. Việc đọc cũng cho phép những trẻ bị suy giảm thính lực có thể học hỏi những ý tưởng và khái niệm để xây dựng kỹ năng giao tiếp.
- Nghe nhạc cùng trẻ - Tất cả những trẻ sơ sinh, bao gồm cả những trẻ bị suy giảm thính lực, đều bị thu hút bởi âm nhạc. Âm nhạc có vai trò hỗ trợ trẻ với những kỹ năng nghe sớm và phát triển trung tâm thính giác ở não bộ - nơi chịu trách nhiệm về khả năng học hỏi và ngôn ngữ của trẻ. Việc giúp trẻ tiếp xúc với các hoạt động âm nhạc từ sớm và liên tục có thể giúp trẻ cải thiện khả năng nghe trong tiếng ồn.
Những ai có thể giúp trẻ?
Những chuyên gia chăm sóc thính lực dày dặn kinh nghiệm sẽ luôn sẵn sàng để hướng dẫn và giúp đỡ bạn và trẻ khi cần thiết. Dưới đây là danh sách các vị trí chuyên môn mà bạn có thể tham khảo khi cần trợ giúp:
- Chuyên gia thính học (Audiologist) – Đây là những chuyên gia về chăm sóc sức khỏe đã được đào tạo trong lĩnh vực khoa học thính giác. Một chuyên gia thính học có thể cung cấp những kiến thức liên quan đến việc phòng chống, đánh giá và điều trị suy giảm thính lực
- Chuyên gia Tai – Mũi – Họng (ENT Physician) – Đây là những bác sĩ chuyên về việc phân tích và điều trị các tình trạng liên quan đến tai, mũi, họng.
- Nhà bệnh lý học về Ngôn ngữ-Lời nói – Đây là những chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo trong lĩnh vực phòng chống, đánh giá và điều trị các rối loạn về ngôn ngữ và lời nói.
- Chuyên gia chỉnh máy – Đây là những chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo để chọn lựa và điều chỉnh các thiết bị trợ thính.
Tìm một chuyên gia ở gần bạn: Thực hiện bước tiếp theo và nghe đánh giá từ chuyên gia chăm sóc thính lực tại Trung tâm trợ thính Connect Hearing:
TT1: Phòng G01, CityView, 12 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. HCM
SĐT: 028 3827 4373
TT2: 461 Lý Thái Tổ, Quận 10, TP. HCM
SĐT: 028 3834 7878
TT3: Phòng 1004, Lầu 10, Tòa nhà báo Sài Gòn Giải Phóng, 432 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
SĐT: 028 3832 8676 - 028 3832 8677
HOTLINE 0902367071
Email: info.vietnam@sonova.com