Trong ngôn ngữ phổ thông, điếc thường được hiểu là mất thính giác hoàn toàn, không nghe được chút nào cả hoặc giảm sút nhiều về thính giác, nghe không rõ.
Biểu đồ phân chia mức độ nghe kém
Khái niệm trẻ khiếm thính
Trong ngôn ngữ phổ thông, điếc thường được hiểu là mất thính giác hoàn toàn, không nghe được chút nào cả hoặc giảm sút nhiều về thính giác, nghe không rõ. Đó cũng là định nghĩa trong các từ điển phổ thông.
Trong ngành y, điếc có nghĩa là suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức nghe. Ngoài thuật ngữ điếc, ta còn gặp những thuật ngữ có nghĩa tương đương như khiếm thính hay khuyết tật thính giác.Trung bình, cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 2 trẻ bị điếc bẩm sinh từ mức nhẹ đến mức sâu, trong số 1000 trẻ đó lại có thêm 2 trẻ bị điếc mắc phải (điếc sau khi sinh). Đây là tỉ lệ trung bình, còn tỉ lệ trẻ bị điếc có thể cao hay thấp hơn tuỳ thuộc ở mỗi xã hội khác nhau. Đối với một số trẻ bị giảm sức nghe, âm thanh mà trẻ nghe được chỉ nhỏ hơn so với bình thường. Đối với một số trẻ bị giảm sức nghe khác, âm thanh mà trẻ nghe được có thể vừa bị nhỏ hơn, vừa bị méo mó. Chỉ có một số ít trẻ bị điếc sâu mà không còn nghe được chút nào cả (con số này nhỏ hơn 5% tổng số trẻ khiếm thính).
Mức độ suy giảm sức nghe có thể:
- Như nhau ở hai tai
- Mỗi tai bị suy giảm khác nhau
- Một tai bị giảm sức nghe, một tai nghe được bình thường.
Việc phân loại tật điếc được dựa trên việc kiểm tra sức nghe. Một test kiểm tra này sẽ đo những âm thanh có cường độ nhỏ nhất mà một người có thể nghe được ở các tần số khác nhau. Những âm thanh nhỏ nhất mà một người có thể nghe được ở mỗi tần số khác nhau được gọi là ngưỡng nghe ở tần số đó. Ngưỡng nghe được sử dụng để xác định mức độ điếc của trẻ là ngưỡng nghe trung bình ở 3 tần số cơ bản: 500 Hz, 1000 Hz và 2000 Hz.
Thông thường, người ta miêu tả tật điếc ở 4 mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào ngưỡng nghe của trẻ (...còn tiếp phần 2)