Tổ chức Hãy nghe Thế giới và Quỹ Toàn cầu dành cho Trẻ khiếm thính (Hear the World Foundation and Global Foundation For Children With Hearing Loss ) đang tặng Các hệ thống ốc tai điện tử và các dịch vụ chữa bệnh cho mười trẻ bị khiếm thính tại Việt Nam.
Tùng Lâm, ba tuổi, bị khiếm thính nặng đến mức những máy nghe bé đang xử dụngcũng không giúp bé nghe được. Nhờ ốc tai điện tử, Tùng Lâm có cơ hội nghe và nói chuyện.
Stäfa, Switzerland (29/4/ 2019) – Tổ chức Hãy nghe Thế giới (Hear the World Foundation ) hợp tác với Quỹ Toàn cầu dành cho Trẻ khiếm thính (Global Foundation For Children With Hearing Loss ) đang cung cấp cho 10 trẻ em khiếm thính nặng ở Việt Nam cấy ốc tai điện tử, 15 năm hỗ trợ sản phẩm và các dịch vụ hỗ trợ tại địa phương cần để cung cấp cần phát triển đầy đủ các kỹ năng nghe và nói.
Đó là một khoảnh khắc xúc động khi ốc tai điện tử mới của Tùng Lâm ba tuổi được kích hoạt tại Bệnh viện Nhi Hà Nội. Bé đã cười tươi khi tai nghe thấy! Cha mẹ Tùng Lâm từ lâu đã hy vọng cho ngày này. Một tháng trước, con trai họ đã trải qua ca phẫu thuật cấy ốc tai điện tử và vào ngày hôm nay, bộ phận cấy được kết nối với bộ xử lý lời nói sẽ giúp bé tiếp cận nhiều âm thanh của cuộc sống hơn. Quỹ toàn cầu dành cho trẻ em khiếm thính và Tổ chức Hãy nghe Thế giới (Hear the World Foundation ), một tổ chức của tập đoàn Sonova, đã làm việc cùng nhau để chuẩn bị cho thời điểm đặc biệt này. Tiếp theo, Tùng Lâm sẽ nhận được sự chăm sóc thính giác thiết yếu từ công ty Sonova Việt Nam và các dịch vụ trị liệu nghe nói từ các nhà trị liệu Việt Nam tại địa phương đã được đào tạo bởi Quỹ Toàn cầu.
Tùng Lâm là một trong mười trẻ bị mất thính lực mức độ sâu, được hưởng lợi từ dự án. Lâm sinh ra đã bị mất thính lực nặng, đến mức những chiếc máy nghe mà bé sử dụng cũng không đủ để bé nghe được những âm thanh cần thiết cho việc phát triển ngôn ngữ nói. Công nghệ cấy ốc tai là hy vọng duy nhất của bé để học nghe và nói. Tuy nhiên, Việt Nam như ở nhiều quốc gia không có bảo hiểm hoặc trợ cấp nhà nước cho cấy ốc tai điện tử. Gia đình Tùng Lâm không đủ khả năng tài chính để trang trải chi phí cho con.
Paige Stringer, người sáng lập và giám đốc điều hành của Quỹ toàn cầu. giải thích :” Qũi toàn cầu dành cho trẻ em khiếm thính được vinh dự hợp tác với Tổ chức Hãy nghe Thế giới (Hear the World Foundation ) trong dự án đột phá này, bởi vì nó giúp nhiều gia đình ở Việt Nam vượt qua những thách thức tài chính mà họ phải đối mặt khi con họ cần phải cấy ốc tai điện tử.
CAM KẾT BỀN VỮNG ĐỂ THÀNH CÔNG LÂU DÀI
Một thời gian đào tạo chuyên sâu bắt đầu ngay sau khi kích hoạt hệ thống ốc tai điện tử (CI). Trong khi trẻ có thính giác bình thường bắt đầu bập bẹ khá tự nhiên, thì Tùng Lâm trước tiên phải học cách phân biệt giữa các âm thanh trước khi bé có thể học nghe và sau đó nói. Bé sẽ đạt được điều này thông qua các dịch vụ trị liệu nghe nói (auditory-verbal speech therapy services) được các nhà trị liệu Việt Nam. cung cấp cho bé và gia đình bé.
Elena Torresani giám đốc của Tổ chức Hãy nghe Thế giới (Hear the World Foundation ) nói : “Điều quan trọng đối với chúng tôi là chúng tôi không chỉ làm cho trẻ em có thể nghe mà còn đảm bảo sự chăm sóc toàn diện và ghi chép lại đầy đủ việc tuân thủ các tiêu chuẩn trong các qui trình chăm sóc trẻ em . Dự án này được thực hiện bởi vì chúng tôi có một đối tác đáng tin cậy trong Qũi toàn cầu dành cho Trẻ em khiếm thính , quĩ này đã dành 9 năm đầu tư vào giáo dục cha mẹ và đào tạo các chuyên gia Việt Nam, do đó đặt nền móng cho việc chăm sóc trẻ em khiếm thính toàn diện . "Mục tiêu: Tùng Lâm sẽ học nghe và nói , phát triển như những người bạn đồng lứa nghe bình thường của mình, và được chuẩn bị để theo học trường dành cho trẻ nghe bình thường bắt đầu từ mẫu giáo.
Sự hợp tác giữa Tổ chức Hãy nghe Thế giới (Hear the World Foundation ) và Quỹ toàn cầu dành cho trẻ em khiếm thính là dự án chung đầu tiên của loại hình này tại Việt Nam.
ỐC TAI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ ?
Ốc tai điện tử là một thiết bị y tế tiên tiến và là công nghệ duy nhất có khả năng phục hồi chức năng một trong năm giác quan: thính giác. Cấy ốc tai cho phép những người bị mất thính lực mức độ sâu có thể nghe lại hoặc thậm chí nghe lần đầu tiên. Ốc tai điện tử có hai thành phần: chính bộ cấy (implant) hoặc thiết bị bên trong, được đưa vào bên dưới da đầu trong một cuộc phẫu thuật, và bộ xử lý lời nói (speech processor) và miếng hít bên ngoài đầu (headpiece ) hoặc các thiết bị bên ngoài đeo sau tai. Trong khi máy nghe thường đủ cho trẻ khiếm thính từ nhẹ đến trung bình, nhưng trẻ khiếm thính sâu cần có công nghệ cấy ốc tai điện tử, để chúng có thể nhận được âm thanh của tiếng nói cần thiết cho sự phát triển lời nói.
…………………..
Nguồn : https://www.audiologyonline.com/releases/hearvietnam-25233
Người dịch : Thầy thuốc ưu tú
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Bích Thủy