Chú ý thính giác và quá trình xử lý thông tin thính giác là những kỹ năng nhận thức quan trọng trong học tập và có thể sẽ cần đến một chút sự rèn luyện để trở nên tốt hơn. Luyện tập chú ý thính giác cũng rất cần thiết đối với các bé đeo máy trợ thính hay ốc tai điện tử gặp một số vấn đề về tập trung, chú ý. May mắn là có nhiều hoạt động tập luyện nhanh và thú vị có thể giúp thúc đẩy năng lực nghe , ghi nhớ và hoạt động nêu cần.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra những gợi ý và các hoạt động để giúp các phụ huynh cải thiện khả năng chú ý của bé.
Trò chơi luyện nghe và phản ứng nhanh
Đèn đỏ/ đèn xanh:
Đây là một trò chơi kiểu cũ rất tốt để luyện nghe cùng khả năng phản ứng nhanh. Khi hô bắt đầu, trẻ sẽ từ vạch xuất phát chạy thật nhanh đến chỗ bạn, sau đó, khi bạn hô “đèn đỏ”, trẻ cần phải ngay lặp tức dừng lại. Khi hô “ đèn xanh”, trẻ có thể tiếp tục chạy đi. Nếu có nhiều người chơi, bé nào chạy đến chỗ bạn trước là người chiến thắng.
Trò chơi chiếc ghế âm nhạc:
Trò chơi có thẻ chơi với nhiều người tham gia. Số ghế sẽ ít hơn 1 ghế so với số lượng người chơi. Khi bắt đầu trò chơi, bạn hãy mở nhạc, người chơi sẽ đi xung quanh các chiếc ghế. Khi nhạc dừng, người chơi cần phải giành được 1 chiếc ghế và ngồi lên. Người không ngồi được trên ghế sẽ bị loại. Đây là một trò chơi rất lý tưởng để luyện tập khả năng phản ứng với sự thay đổi âm thanh.
Trò chơi giúp cải thiện nghe và ghi nhớ
Ai là người tiếp theo ?
Trong trò chơi này, cha mẹ có thể sử dụng các thẻ hình ảnh hoặc hình chân dung bất kỳ. Bạn sẽ nêu ra 2 tên người, trẻ sẽ cần phải xếp các thẻ hình ảnh hoặc chân dung của những người được nêu tên theo thứ tự. Sau đó hãy nêu ra 3 tên, sau đó 4 tên. Hoạt động này sẽ giúp cải thiện khả năng nghe và trí nhớ ngắn hạn.
Hãy khoanh tròn
Đây là một hoạt động khá thú vị. Bạn có thể in bảng chữ với nhiều chữ cái được sắp xếp bất kỳ và bỏ nó vào bìa sơ mi trong để có thể sử dụng nhiều lần .
Và đây là những gì bạn làm hãy đưa cho trẻ một chiếc bút lông có thể lau được . Ngày đầu tiên hãy nói với trẻ “ Hãy khoanh tròn chữ B. Chỉ vậy thôi . Trẻ cần tìm theo hàng chữ từ trái sang phải và khoanh tròn tất cả các chữ B. Ngày thứ hai hãy nói , “ Khoanh tròn các chữ B và gạch chéo các chữ E”. Trong mỗi ngày sau đó , bạn thêm các chữ cái vào yêu cầu . Bên cạnh việc tập nghe thì hoạt động này cũng giúp thực hành các kỹ năng nhận thức thị giác và trí nhớ . Có thể sử dụng các hình ảnh khác để giúp cho trò chơi thú vị.
Vỗ tay theo nhịp .
Đây là một trò chơi nhanh và dễ dàng . Một người vỗ tay ( giậm chân , gõ ... ) theo một nhịp / giai điệu nào đó . Người còn lại phải lặp lại mẫu âm thanh mà người trước đã làm . Bắt đầu bằng những mẫu âm ngắn và phù hợp với mức của trẻ .
Các trò chơi hỗ trợ luyện nghe sự khác biệt
Từ nào khác biệt?
Hãy nói các từ có nghĩa giống nhau, ví dụ như cùng là tên các loại động vật, đồ vật, người hay loài hoa.v.v… trong các từ đó, hãy nói 1 từ khác biệt với các từ còn lại và hãy hỏi bé từ nào khác biệt trong các từ đó. Hãy bắt đầu chỉ với một số lượng ít từ, và tăng dần khi bé chơi giỏi hơn.
Nghe và đoán âm thanh
Hãy để bé nhắm mắt và phân biệt, xác định các âm thanh. Bạn có thể đóng cánh cửa, gõ trên bàn, lắc một vật gì đó, hay bật tiếng chuông đồng hồ.v.v…, có thể là tiếng trong nhà hoặc tiếng ở ngoài trời và sau đó bé cần phải nhận biết được hướng âm thanh đến từ đâu và đó là âm thanh gì, hoặc miêu tả được âm thanh đó ( âm trầm hay bổng, nhanh hay chậm). Đây là một trò chơi rất tốt để bé học thêm từ vựng và luyện tập về định hướng âm thanh.
Nghe những âm thanh trong các cuộc dạo chơi
Trong những cuộc đi dạo, dã ngoại, hãy cùng con bạn đi dạo khám phá xung quanh, hãy cùng thay phiên nhau nói ra những âm thanh đang có ở xung quanh. Hãy khuyến khích bé phát hiện và nói tên càng nhiều loại âm thanh càng tốt.
Trò chơi giúp hỗ trợ nghe các cuộc hội thoại
Lắp ghép Lego, xếp hình:
Hoạt động này cần có hai người . Người thứ nhất bí mật xây một mô hình từ các khối lego . Sau đó người xây phải nói ra những chỉ dẫn để người còn lại xây được mô hình giống như vậy . Người thứ hai xây mô hình theo chỉ dẫn sẽ không được nhìn thấy mô hình người thứ nhất xây cho đến khi hoàn tất. Sau đó so sánh hai mô hình để xem chúng có giống nhau không . Nếu giống nhau thì lần sau hãy lắp thêm một vài mảnh nữa . Nếu không giống thì hãy giữ mức đó cho đến khi cả người xây ( người đưa ra lời chỉ dẫn ) và người nghe ( người sẽ xây mô hình theo lời chỉ dẫn ) làm việc cùng nhau tốt hơn. Đây là trò chơi cho cả hai người chơi luân phiên vai trò xây và chỉ dẫn vì cả hai công việc này đều giúp phát triển các kỹ năng nhận thức rất tốt .
Tường thuật lại câu chuyện:
Ở tình huống này , thì điều quan trọng là trẻ nghe bạn ( hoặc một ai đó ) đọc một đoạn ngắn và sau đó lặp lại bằng ngôn ngữ của chính trẻ càng nhiều chi tiết càng tốt . Kiểm tra được chú ý thính giác , xử lý thông tin thính giác và trí nhớ thính giác . Đó là điểm tốt , dù là nó không vui vẻ như những hoạt động khác .
Các trò chơi online:
Có một trò chơi online tên Brain Connection rất thú vị và có thể giúp trẻ phát triển nhiều loại kỹ năng nhận biết khác nhau, bạn cũng có thể cùng bé chơi và giúp bé
(Theo https://ourjourneywestward.com/brain-training-activities-auditory-attention/)
Xem lại: CẢI THIỆN CHÚ Ý THÍNH GIÁC Ở TRẺ NGHE KÉM VÀ MẤT THÍNH LỰC (PHẦN 1)
Phonak Roger cũng là 1 thiết bị hỗ trợ giúp cải thiện chú ý thính giác cho trẻ vì Roger sẽ tăng hiệu suất nghe trong môi trường ồn và khoảng cách xa, và đó cũng là nguyên nhân làm giảm chú ý thính giác của trẻ nghe kém. Tìm hiểu thêm về Roger
Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn máy trợ thính phù hợp, máy trợ thính bao nhiêu tiền, hãy liên hệ với Phonak nhé!
Gọi điện: 0902 367 071 (Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 - 17:00)
Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/trothinhconnecthearingvietnam/