BẠN PHẢI SỚM LÀM GÌ KHI BIẾT TRẺ BỊ MẤT THÍNH LỰC? Connect Hearing

BẠN PHẢI SỚM LÀM GÌ KHI BIẾT TRẺ BỊ MẤT THÍNH LỰC?

Đăng bởi Connect Hearing vào lúc 2020-06-15

Khi nhận được chuẩn đoán trẻ bị mất thính lực, cảm giác choáng ngợp là điều bình thường. Một số người cảm thấy sốc và cần một thời gian để chấp nhận. Một số người sẽ chấp nhận sự thật đó và bắt đầu làm mọi thứ để kiểm soát tình hình. Dù bạn có nằm trong nhóm người nào đi nữa, bạn hãy hành động càng sớm càng tốt.

Hãy hành động sớm:

Mặc dù bạn phản ứng với một vấn đề không mong muốn không hẳn là sai, nhưng điều quan trọng là bắt đầu hành động ngay sau khi chấp nhận điều đó. Tất nhiên, đôi khi bạn sẽ cảm thấy khó khăn để chắc rằng bạn đã làm đủ mọi thứ cho con khi bé còn rất nhỏ hay chưa. Dù vậy, hãy làm càng nhiều thứ càng tốt để giúp bé.

Với chúng tôi, tác giả bài viết coi những hành động ở hiện tại là cách để thiết lập thói quen và các kỳ vọng cho con họ khi bé lớn hơn, đặc biệt là khi trẻ sẽ được cấy ốc tai điện tử lúc 1 tuổi.

Tác giả: Beth Leipholtz là một bà mẹ có một cậu con trai bị mất thính lực trầm trọng. Ngoài công việc viết lách, cô là một nhà thiết kế web và nhiếp ảnh gia toàn thời gian.

Hãy nói chuyện với các chuyên gia về can thiệp sớm

Can thiệp sớm có thể rất khác nhau ở từng nơi, vì vậy hãy tìm một trung tâm uy tín ở gần và thuận tiện nhất với bạn để có thể ghé thăm thường xuyên và bắt đầu can thiệp ngay khi có thể. Bạn có thể gặp đội ngũ can thiệp sớm vài lần mỗi tháng, và khi trẻ còn rất nhỏ, bạn sẽ khó có thể làm được gì nhiều trong các buổi gặp, đôi khi cũng cảm thấy không đạt được kết quả gì nhiều. Nhưng điều quan trọng nhất đó là thiết lập thói quen ngay từ sớm để chúng ta có thể tiếp tục tiến lên phía trước.

Biết thêm về ký hiệu cho trẻ nhỏ

Khi trẻ lớn lên một chút, bạn có thể dạy trẻ một chút về ngôn ngữ ký hiệu. Dù vậy, ngay từ bây giờ bạn có thể bắt đầu dạy một số ký hiệu đơn giản cho trẻ như “ sữa”, “ tắm”. Bé sẽ không thể làm ký hiệu để nói lại với bạn, nhưng trẻ sẽ nhận diện và hiểu được ký hiệu. Những đứa trẻ khác có thể bắt đầu phát âm và nói những từ đầu tiên, nhưng với trẻ em điếc bẩm sinh thì điều này chỉ có thể xảy ra sau khi được làm quen với cấy ốc tai điện tử hoặc đeo máy trợ thính. Vì vậy, trong thời điểm hiện tại hãy dùng ký hiệu để giúp trẻ có thể giao tiếp với chúng ta.

Luôn hướng mặt về trẻ khi nói chuyện

Trong cuộc sống thường ngày, bạn có thể không quan tâm đến hướng quay mặt khi nói chuyện với những người khác. Nhưng khi bạn có con là trẻ khiếm thính, bạn sẽ hiểu rằng đọc khẩu hình môi và nhìn những cách thể hiện của người khác sẽ rất quan trọng để trẻ lớn lên. Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy luôn hướng về ánh mắt của bé để nói chuyện. Chúng tôi hiểu và biết rằng giờ bé không thể nghe những gì bạn nói, nhưng trẻ sẽ kết nối với bạn thông qua khẩu hình miệng. Hãy tạo lập điều đó như một thói quen, điều đó sẽ giúp bạn dạy và học trị liệu với bé sau khi bé được mang máy trợ thính hoặc cấy ốc tai được dễ dàng hơn.

Kết nối với các cha mẹ có con khiếm thính

Khi nói đến việc chuẩn bị cho tương lai, kết nối với các phụ huynh khác sẽ là một cách tuyệt vời để có thêm động lực và những lời khuyên hữu ích. Khi bắt đầu cuộc hành trình này, chúng ta sẽ không khỏi băn khoăn và đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai như thế nào, và chúng ta cần phải làm gì để chuẩn bị tốt nhất cho bé. Nói chuyện với các phụ huynh khác, nhất là với các phụ huynh ở trong cùng một tỉnh thành sẽ khiến cho bạn thoải mái hơn. Điều đó cũng giúp chúng ta đưa ra các quyết định về cách giao tiếp phù hợp với gia đình mình hơn.

Liên hệ với các trường trong khu vực bạn sống

Ở đa số các trường hợp, điều này sẽ thực hiện thông qua can thiệp sớm. Dù vậy, nếu bạn chủ động tiếp cận thì sẽ tạo thêm các mối quan hệ, điều đó sẽ có ích khi con lớn lên và đi học. Bạn cũng có thể tìm hiểu và tạo dựng các môi quan hệ hữu ích khác khi con còn nhỏ. Bạn có thể tham gia một số lớp học giáo dục mầm non. Điều này sẽ giúp con quen với việc dành thời gian cho những đứa trẻ khác và cho lớp học. Các giảng viên ở đó cũng có thể giới thiệu và kết nối bạn với những người khác.

Hãy cố gắng để trẻ được tiếp xúc các công nghệ hỗ trợ nghe càng sớm càng tốt

Hãy làm điều đó càng sớm càng tốt. Hãy đến trung tâm thính lực đo khám, nghe tư vấn về cách can thiệp tốt nhất và cố gắng để có thể mua cho bé một cặp máy trợ thính, và nếu có điều kiện phù hợp, hãy cấy ốc tai điện tử. Mặc dù có thể trẻ bị điếc nặng và máy trợ thính không giúp nghe được gì nhiều nhưng đeo máy vẫn rất quan trọng. Hãy cố gắng cho bé đeo từ 6-8h mỗi ngày để kích thích dây thần kinh thính giác của bé. Sau đó bạn hãy cố gắng, chuẩn bị để bé có thể cấy ốc tai điện tử càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong độ tuổi vàng. Trong suốt khoảng thời gian từ giờ tới lúc cấy, hãy theo dõi sát sao nhất có thể.

Như đã đề cập ngay từ đầu, bạn không sai khi bắt đầu hành động can thiệp cho trẻ, bạn chỉ sai khi từ chối can thiệp. Không can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng bắt kịp các trẻ khác trong tương lai. Dù hành động nhỏ tới đâu, hãy thực hiện càng sớm càng tốt để giúp trẻ đi đúng hướng. Việc này cũng sẽ giúp cho cha mẹ hiểu toàn bộ quá trình sẽ thực hiện trong tương lai là như thế nào để chuẩn bị tốt và để có kết quả tốt nhất cho bé.

Người viết Beth Leipholtz

https://www.hearinglikeme.com/what-to-do-early-on-for-your-deaf-baby/

------------------------------------------------------------------------------------------

Nếu cần hỗ trợ thêm về việc lựa chọn máy trợ thính phù hợp, máy trợ thính bao nhiêu tiền, hãy liên hệ với Phonak nhé!

TRUNG TÂM TRỢ THÍNH CONNECT HEARING

TT1: Phòng G01, CityView, 12 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. HCM

SĐT: 028 3827 4373

TT2: 461 Lý Thái Tổ, Quận 10, TP. HCM

SĐT: 028 3834 7878

TT3: Phòng 1004, Lầu 10, Tòa nhà báo Sài Gòn Giải Phóng, 432 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM

SĐT: 028 3832 8676 - 028 3832 8677

HOTLINE 0902367071 

Hoặc bạn cũng có thể cập nhật thông tin tại fanpage https://www.facebook.com/trothinhconnecthearingvietnam/


Tags

Chia sẻ với bạn bè

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hiển thị tất cả kết quả cho ""