Đó là một tình huống quen thuộc đối với nhiều gia đình. Sức nghe của người bệnh bị từ chối, và sau nhiều năm hiểu lầm và thất vọng, cuối cùng gia đình đã đưa người bệnh đến thăm chuyên gia thính học. Họ đầu tư vào máy trợ thính, nhưng sau một thời gian, chúng được cất vào ngăn kéo. Vậy, tại sao một số người không đeo máy trợ thính?
Dưới đây là 5 lý do phổ biến nhất khiến nhiều người không muốn đeo máy trợ thính:
1. Máy trợ thính khiến người dùng cảm thấy không thoải mái.
Vấn đề về sự thoải mái có thể là một vấn đề lớn, đặc biệt là với các dòng máy trợ thính cũ hoặc không phù hợp. Ngày nay, máy trợ thính đã trở nên hiện đại hơn với kiểu dáng đẹp, thoải mái khi đeo cả ngày, thậm chí kể cả khi người dùng đeo kính. Máy trợ thính cũng có nhiều kiểu dáng và màu sắc. Trong số đó phải kể đến máy trợ thính của Phonak – thương hiệu đã được công nhận với nhiều giải thưởng thiết kế về chức năng, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm. Vỏ của máy trợ thính Phonak mới thậm chí còn được các chuyên gia về màu sắc thiết kế đặc biệt để có thể phản chiếu ánh sáng giống như tóc và da, khiến chúng trở nên hài hòa hơn bao giờ hết.
Nếu người thân của bạn đang đeo máy trợ thính, hãy hỏi họ xem sự thoải mái có phải là vấn đề đối với họ hay không. Nếu máy trợ thính cũ hơn 5 năm, nhiều khả năng núm tai của máy sẽ gây ra sự khó chịu khi dùng hoặc máy trợ thính không được lắp đúng cách. Hãy nói họ đến gặp chuyên gia thính học hoặc chuyên gia chăm sóc thính lực để họ điều chỉnh hoặc để tìm hiểu về các sản phẩm mới hơn, kiểu dáng đẹp hơn.
2. Máy trợ thính không đáp ứng được những kỳ vọng của người dùng
Máy trợ thính là một khoản đầu tư, do đó, điều quan trọng là người dùng phải cảm nhận được lợi ích từ máy trợ thính. Nếu họ không nhận ra sự thay đổi trong thính giác của họ khi sử dụng máy, họ có thể cảm thấy thất vọng và nghĩ rằng chi phí cho máy trợ thính không đáng là bao. Nếu người thân của bạn đang gặp tình trạng này, hãy đưa họ đến gặp các chuyên gia chăm sóc thính lực để cài đặt lại máy trợ thính.
Máy trợ thính Phonak có thể được lập trình lại, vì vậy nếu có những tình huống nghe cụ thể quan trọng đối với người dùng, chẳng hạn như nghe nhạc hoặc nghe tiếng bạn bè khi đang ăn tối tại một nhà hàng lớn hay nói chuyện trong xe, hãy khuyến khích họ nói chuyện với chuyên gia thính học, vì họ có thể lập trình lại máy trợ thính để nâng cao trải nghiệm ở những trường hợp như vậy. Với hệ điều hành AutoSense của Phonak, máy trợ thính có thể tự động thích ứng với hầu hết mọi tình huống, từ đó tạo ra hơn 200 thiết lập riêng biệt để phù hợp hơn với từng môi trường âm thanh, đồng thời cung cấp cho các chuyên gia thính học khả năng cải thiện bất kỳ tình huống nghe nào mà người dùng cần.
3. Việc bảo dưỡng máy trợ thính quá khó khăn
Máy trợ thính là những thiết bị nhỏ, tinh tế cần được bảo quản kỹ để đảm bảo tuổi thọ cao. Bởi vì máy trợ thính thường xuyên phải tiếp xúc với mồ hôi, nước, ráy tai và bụi bẩn, nên việc làm sạch và lau khô máy là rất quan trọng. Ngoài ra, để giữ cho máy trợ thính luôn hoạt động, người dùng phải luôn dự trữ pin bên người. Một số người có thể cảm thấy việc này khá nặng nhọc. Tuy nhiên, đã có những giải pháp được đưa ra để giúp công việc bảo dưỡng máy hàng ngày trở nên dễ dàng hơn.
Máy trợ thính Phonak mới tích hợp khả năng sạc, giúp đơn giản hóa các công việc bảo dưỡng máy hằng ngày và khiến cuộc sống dễ dàng hơn. Những chiếc máy mới này có thể được cất giữ trong một chiếc hộp cứng, có thể vừa sạc vừa khô máy bằng cách chỉ cần đặt máy vào hộp và đóng nắp, giúp bảo dưỡng tốt máy trợ thính bên cạnh các công việc chăm sóc máy hằng ngày. Bây giờ, người dùng không cần phải lo về vấn đề hết pin, hoặc nhớ mua pin mới mỗi lần đến cửa hàng. Ngoài ra, vỏ sấy sẽ đảm bảo đầu thu của máy sẽ được bảo vệ khỏi tiếp xúc hàng ngày với mồ hôi và độ ẩm.
4. Máy trợ thính khiến người dùng cảm thấy thiếu tự tin
Mặc dù có những bước tiến lớn về công nghệ và kiểu dáng, máy trợ thính vẫn khiến nhiều người ngại sử dụng. Nếu người thân của bạn cảm thấy thiếu tự tin khi mang máy trợ thính, hãy khuyến khích họ nói chuyện với bạn bè và gia đình về những lợi ích mà máy trợ thính mang lại cho họ. Một khi những người xung quanh họ hiểu được những lợi ích đó, thì họ cảm thấy tự tin hơn khi tham gia vào các cuộc trò chuyện và tận hưởng những âm thanh tuyệt vời của cuộc sống.
Ngày nay máy trợ thính Phonak với nhiều kiểu dáng nhỏ gọn như vô hình, khách hàng có thể thoải mái yên tâm sử dụng mà không cảm thấy thiếu tự tin nữa.
5. Máy trợ thính của bạn không còn hiệu quả
Khi đến một độ tuổi nhất định, nhiều người thường đi đến những buổi khám sức khỏe định kỳ, chẳng hạn như để đo huyết áp, kiểm tra mỡ trong máu và kiểm tra mắt, nhưng họ lại hay bỏ qua việc đo thính lực, ngay cả khi họ đã bị suy giảm thính lực. Nếu người thân của bạn đã không đi kiểm tra thính lưc trong vài năm rồi, thì có lẽ mức độ suy giảm thính lực của họ đã thay đổi, khiến máy trợ thính họ đang đeo không còn phát huy tác dụng nữa. Hãy đưa người thân của bạn đến các trung tâm trợ thính để được kiểm tra mức độ thính lực và được hiệu chỉnh lại máy cho phù hợp với thính lực hiện tại.
Nguồn: HearLikeMe
=======================================
TRUNG TÂM TRỢ THÍNH CONNECT HEARING
TT1: Phòng G01, CityView, 12 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. HCM
SĐT: 028 3827 4373
TT2: 461 Lý Thái Tổ, Quận 10, TP. HCM
SĐT: 028 3834 7878
TT3: Phòng 1004, Lầu 10, Tòa nhà báo Sài Gòn Giải Phóng, 432 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
SĐT: 028 3832 8676 - 028 3832 8677
HOTLINE 0902367071
Email: info.vietnam@sonova.com