Việc chọn cho mình chiếc máy trợ thính đầu tiên có thể rất khó khăn, bởi vì quyết định này thường đi kèm với nhiều yếu tố phức tạp – kể cả về sở thích cá nhân hay về nhu cầu thính lực của bạn đi nữa. Nhưng điều khiến quyết định này càng thêm khó khăn đó là nhiều máy trợ thính gần như giống hệt nhau khi nhìn từ bên ngoài.
Những loại máy trợ thính trong tai (hay máy trợ thính ITE - là loại máy trợ thính nhỏ và nằm gọn trong ống tai chứ không bao quanh tai) thường được yêu thích bởi những người lần đầu tiên sử dụng. Và trong khi các máy trợ thính trong tai thường có chất lượng và hiệu suất âm thanh tương tự như máy trợ thính sau tai (BTE), chúng cũng có những hạn chế nhất định: chúng thường không quá nhỏ như nhiều người kỳ vọng do tính chất tự nhiên của vật liệu dùng làm vỏ máy (acrylic), chúng rất dễ vỡ, và không phải lúc nào chúng cũng cho cảm giác thoải mái khi đeo.
Chúng tôi đã nghiên cứu và làm việc không ngừng để tạo ra giải pháp cho những vấn đề này, và câu trả lời chính là Titanium – vật liệu mới được sử dụng để sản xuất vỏ máy trợ thính. Nhưng những máy trợ thính titanium sẽ giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến máy trợ thính trong tai bằng cách nào?
Tính dễ thấy
Đối với nhiều người, trở ngại lớn nhất với họ khi mua máy trợ thính chính là chúng sẽ dễ bị nhìn thấy. Trung bình phải mất đến 10 năm kể từ các bệnh nhân phát hiện mình bị suy giảm thính lực cho đến khi họ quyết định tìm kiếm giải pháp, theo nghiên cứu được xuất bản bởi Tạp chí Đánh giá Sức khỏe và Công nghệ. Bên cạnh đó, đa số người trưởng thành cũng nói rằng tiêu chí đầu tiên của họ khi mua máy trợ thính là nó phải có kích thước nhỏ nhất có thể, và phải gần như “vô hình” trong ống tai của họ. Vỏ máy trợ thính tiêu chuẩn được làm bằng Acrylic, và nó thường yêu cầu một độ dày tối thiểu để máy đủ cứng cáp và chắc chắn cho nhu cầu sử dụng hằng ngày. Chính hạn chế này đã giới hạn số lượng các máy trợ thính có kích thước nhỏ được sản xuất trong quá khứ.
Giải pháp:
Các máy trợ thính trong tai thường có ưu thế là kích thước nhỏ gọn hơn so với các máy trợ thính sau tai. Và giờ đây, những vỏ máy trợ thính làm bằng titanium sẽ giúp kích thước của chúng thậm chí còn nhỏ hơn trước.
Titanium là một loại kim loại không bị ăn mòn, bên cạnh đó nó còn rất cứng và đặc. Chính tính chất này đã giúp Titanium vẫn có thể giữ được độ bền thậm chí khi độ mỏng của nó chỉ bằng 0.2mm, tương đương độ dày của một tờ giấy. Bên cạnh đó, vỏ máy trợ thính làm bằng titanium cũng tạo ra thêm 30% không gian bên trong thiết bị. Điều này giúp nhà sản xuất có thể tùy chỉnh máy trợ thính với tai của từng người để khiến nó nhỏ và khó thấy nhất có thể.
Sự kín đáo mà máy trợ thính titanium mang lại có thể loại bỏ nỗi lo rằng nó có thể bị nhìn thấy bởi những người khác. Với việc vượt qua được rào cảng này, máy trợ thính titanium sẽ giúp nhiều người dễ dàng tiếp cận với các thiết bị trợ thính hơn.
Độ bền
Những vỏ máy trợ thính tùy chỉnh truyền thống làm bằng acrylic thường dễ vỡ hơn so với các máy trợ thính sau tai, vì máy trợ thính sau tai thường được làm bằng một chất liệu khác. Ngoài ra, để đánh đổi lấy kích thước nhỏ và nằm gọn được trong ống tai, vỏ máy trợ thính phải được làm mỏng đi đáng kể. Và khi acrylic quá mỏng, nó sẽ dễ bị vỡ. Hằng ngày, chúng ta không thể tránh được những lúc bị té ngã hay trượt chân, khi đó máy trợ thính có thể bị vỡ do rơi rớt, hoặc do áp lực từ việc đeo máy hằng ngày.
Giải pháp:
Trên thực tế, titanium cứng hơn 15 lần so với acrylic. Vì có độ cứng cao, nên titanium cũng được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác, bao gồm nha khoa và cấy ghép y tế, chế tạo máy bay và tàu thuyền, các đồng hồ cao cấp hay thiết bị thể thao như xe đạp, gậy đánh golf…Nếu nó đủ cứng để được sử dụng cho việc chế tạo máy bay, thì nó cũng sẽ đủ cứng để có thể đeo hằng ngày.
Sự thoải mái
Với một số người đã vượt qua được định kiến xã hội và quyết định mua máy, thì lý do tiếp theo khiến họ ngưng sử dụng máy là vì chúng không đủ thoải mái để đeo hằng ngày. Có 2 khía cạnh khi nói về sự thoải mái của máy trợ thính: một là sự thoải mái vật lý (là cảm giác khi đeo máy lên tai) và sự thoải mái về âm thanh (chính là chất lượng âm thanh mà họ nghe được). Khi một bệnh nhân nói rằng chất lượng âm giọng nói của họ nghe thiếu tự nhiên, điều này được gọi là “sự tắt nghẽn”. Một số người mô tả sự tắt nghẽn như là họ cảm thấy âm thanh “bị dừng lại” hoặc họ cảm giác giọng nói của mình rất chói tai và “trống rỗng”. Trong nhiều trường hợp, những người đeo máy trợ thính không chịu được cảm giác âm thanh bị tắt nghẽn thường sẽ từ bỏ việc đeo chúng hằng ngày.
Giải pháp:
Để giải quyết vấn đề về sự thoải mái vật lý, vỏ máy trơ thính phải được đặt vừa khít với tai. Tuy vậy, cấu tạo sinh học của tai là khác nhau ở mỗi người, giống như vân tay vậy. Với một số người, các nút tai dạng mô-đun (có thể lắp ráp và tháo rời) trên máy trợ thính có thể gây ra sự khó chịu và cảm giác ngứa. Trong khi đó, vỏ máy trợ thính titanium thường được sản xuất riêng để phù hợp với cấu tạo tai của mỗi người dùng. Các chuyên gia chăm sóc thính lực sẽ tạo ra một mô hình tai 3D của bệnh nhân tại các buổi hẹn. Sau đó, các máy trợ thính được sản xuất theo các kích thước đã đo. Ngoài ra, việc sử dụng các máy in 3D titanium cũng đem lại độ chính xác cao hơn và sai số thấp hơn so với các máy in acrylic tiêu chuẩn, từ đó giúp tạo ra những máy trợ thính vừa vặn hơn. Khi máy trợ thính của bạn trở nên vừa vặn, việc đeo chúng hằng ngày sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
Sự tắt nghẽn và các vấn đề về âm thanh có thể được giải quyết bằng các lỗ thông hơi. Một lỗ thông hơi là một ống rỗng chạy xuyên suốt trong thân máy trợ thính. Khi các lỗ này đạt kích thước thích hợp, một lượng không khí vừa đủ có thể chạy qua chúng và tạo ra cảm giác ít tắt nghẽn hơn và giúp chất lượng âm thanh nghe tự nhiên hơn. Do có độ cứng cao, nên vỏ máy trợ thính làm bằng titanium có thể mỏng chỉ bằng một nửa so với vỏ máy làm bằng acrylic. Và vì vậy nên độ dày của vỏ máy trợ thính có thể được giảm từ 0.4mm xuống còn 0.2mm. Việc thân máy mỏng hơn 0.2mm có thể giúp tận dụng nhiều không gian để tạo ra các lỗ thông hơi lớn hơn trên máy trợ thính, từ đó giảm thiểu sự tắt nghẽn âm thanh. Khi khách hàng cảm nhận được sự thoải mái khi đeo máy trợ thính cả về cảm giác vật lý lẫn cảm giác âm thanh, họ sẽ có xu hướng sử dụng nó thường xuyên hơn trong cuộc sống hằng ngày.
Để tìm hiểu thêm về máy trợ thính Phonak’s Virto B-Titanium, hãy liên hệ chuyên gia chăm sóc thính lực của bạn tại:
- TT1: Phòng G01, CityView, 12 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. HCM
SĐT: 028 3827 4373 - TT2: 461 Lý Thái Tổ, Quận 10, TP. HCM
SĐT: 028 3834 7878 - TT3: Phòng 1004, Lầu 10, Tòa nhà báo Sài Gòn Giải Phóng, 432 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. HCM
SĐT: 028 3832 8676 - 028 3832 8677 - TT4: Lầu 1, khu khám dịch vụ - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, 468 Nguyễn Trãi, Quận 5, TP. HCM
SĐT: 028 3836 2775